Cần cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng xã hội

Trong thời gian gần đây tình hình tội phạm lừa đảo trên mạng diễn ra hết sức phức tạp, các đối tượng lừa đảo đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để bịa đặt ra các chiêu trò khác nhau để lừa đảo. Một số phương thức, thủ đoạn lừa đảo nổi bật như sau:

1. Kết bạn, làm quen trên mạng xã hội

          - Đối tượng người nước ngoài (hoặc giả làm người nước ngoài) sử dụng mạng xã hội như Facebook, Zalo... kết bạn làm quen với người bị hại, dùng nhiều thời gian trò chuyện để tạo sự tin tưởng.

          - Sau 1 thời gian thông báo gửi quà là tiền mặt hoặc tài sản có giá trị lớn.

          - Đối tượng người Việt Nam giả danh nhân viên sân bay, hải quan, thuế... yêu cầu người bị hại nộp tiền để được nhận quà ->tạo nhiều lý do để bị hại nộp tiền nhiều lần. Cắt đứt liên lạc khi hết nguồn tiền hoặc bị nghi ngờ.

          KHUYẾN CÁO: Có thể quen biết, kết bạn với người nước ngoài qua mạng xã hội nhưng không nên gửi, chuyển tiền để đóng các loại phí vào tài khoản ngân hàng do đối tượng cung cấp với bất kỳ lý do gì.

          2. Gọi điện thoại mời đổi sim 4G

          - Đối tượng mạo danh nhân viên chăm sóc khách hàng, gợi ý và yêu cầu bị hại bấm dãy số: **21* số điện thoại hoặc nhắn tin theo cú pháp DSxxxx để được đổi sim 4G với ưu đãi hấp dẫn.

          - Đây là cách chuyển cuộc gọi và đổi sim sang phôi trắng, nếu làm sẽ bị mất quyền kiểm soát số điện thoại. Đối tượng sử dụng số điện thoại chiếm đoạt được để thao tác chuyển tiền trong tài khoản, ví điện tử của bị hai

          KHUYẾN CÁO: Nếu có nhu cầu đổi sim 4G thì trực tiếp ra cửa hàng để thực hiện

          3. Giả mạo hòm thư điện tử

          - Đối tượng lập các hộp thư điện tử tương tự hộp thư điện tử của các tổ chức, cá nhân kinh doanh, sản xuất có thực hiện giao dịch bằng thư điện tử.

          - Mạo danh đối tác để đề nghị tổ chức, cá nhân chuyển tiền thanh toán hợp đồng vào tài khoản ngân hàng của đối tượng để chiếm đoạt.

          KHUYẾN CÁO: Nên kiểm tra trực tiếp với đối tác trước khi thực hiện việc chuyển tiền

          4. Nhắn tin trúng thưởng

Đối tượng sử dụng Facebook để gửi tin nhắn cho bị hại thông báo trúng thưởng tài sản hoặc tiền mặt có giá trị lớn. Yêu cầu người bị hại nạp tiền qua thẻ điện thoại hoặc chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng để làm thủ tục nhận thưởng. Hoặc hướng dẫn truy cập vào các đường link gửi kèm để khai báo thông tin nhận thưởng.

          KHUYẾN CÁO

          - Không thực hiện chuyển tiền hay nạp tiền qua thế điện thoại vì lý do nhận thưởng.

          - Không truy cập vào các đường link được gắn kèm trong tin nhắn lạ, không thực hiện thao tác trên điện thoại theo cú pháp được hướng dẫn bởi người lạ.

          - Tuyệt đối không cung cấp mã OTP cho người khác khi sử dụng tài khoản ngân hàng

          5. Tuyển cộng tác viên online

          Đối tượng mạo danh nhân viên của các trang thương mại điện tử để lôi kéo cộng tác viên bản hàng online với hoa hồng hấp dẫn. Yêu cầu CTV phải thanh toán tiền đơn hàng trước mới được nhận tiền gốc và hoa hồng. Thanh toán cho CTV từ 1-3 đơn hàng có giá trị thấp. Dụ dỗ, mời CTV tham gia, chuyển khoản để mua các đơn hàng có giá trị cao rồi chiếm đoạt tiền.

          KHUYẾN CÁO: Nên kiểm tra kỹ các thông tin trước khi nhận làm cộng tác viên hoặc trước khi chuyển tiền

          6. Kinh doanh đa cấp qua các sàn giao dịch tiền ảo, sàn ngoại hối.. hoặc đầu tư đào tiền kỹ thuật số

          Đối tượng lập ra các website tài chính, ứng dụng có giao diện tương tự sàn đầu tư tài chính quốc tế rồi lôi kéo người tham gia. Cam kết người chơi có thể rút vốn bất kỳ lúc nào, không cần đầu tư trí tuệ, thời gian, nếu kêu gọi được thêm người sẽ có hoa hồng. Sau 1 thời gian sàn thông báo dừng hoạt động để bảo trì hoặc lỗi không truy cập được. Khách hàng không đăng nhập được để rút tiền hoặc mất hết tiền kỹ thuật số trong tài khoản.

          KHUYẾN CÁO: Không tham gia vào các sàn giao dịch tiền ảo, tiền ngoại hối khi mình không hiểu rõ, không có kiến thức về loại hình này.

          7. Bán hàng lừa đảo

          - Đối tượng giả dạng nhân viên bán hàng chào mời mua các loại sản phẩm.

          - Yêu cầu đặt cọc trước một nửa số tiền, hôm sau sẽ giao hàng. Sau đó chiếm đoạt số tiền trên, không còn liên lạc được nữa.

          - Đối tượng quảng bá sản phẩm trên mạng, thu hút nhiều người theo dõi, nhiều lượt like, bình luận... nhưng khi chuyển hàng không đảm bảo chất lượng.

          KHUYẾN CÁO: Khi trao đổi, mua bán trực tuyến, qua các trang mạng xã hội phải tìm hiểu rõ nguồn gốc, hạn chế mua các đồ vật có giá trị lớn. Có thể dùng phương thức kiểm tra hàng xong mới trả tiền.

          8. Giả danh người thân nhờ chuyển tiền rồi chiếm đoạt

          Đối tượng lập tài khoản mạng xã hội, hoặc chiếm quyền quản trị tài khoản mạng xã hội (hack) của người khác. Nhắn tin cho người thân, bạn bè trong danh sách liên lạc hỏi vay tiền, hoặc nhờ chuyển tiền. Khi người thân gọi lại bằng video thì hình ảnh nhòa và nhiễu, sau đó bị tắt ngay do mất sóng.

          KHUYẾN CÁO: Gọi điện trực tiếp cho người thân để xác minh trước khi chuyển tiền (gọi số sim, không gọi qua các ứng dụng mạng

          9. Kiếm tiền online qua app

          - Đối tượng lập ra các app kiếm tiền online (như: Pchome, Shopping Mall, Tailoc888) mời tham gia trò chơi, giật đơn hàng. Người chơi nạp tiền lần 1 và lần 2 (mỗi lần từ 500 nghìn đồng đến 1,5 triệu đồng) sẽ được chuyển lại tài khoản liên kết và lãi ngay 20%. Từ lần 3 trở đi sẽ được báo trúng đơn hàng từ 20 triệu trở lên và chuyển tài khoản lần nào mất tiền lần đó.

          - Hoặc người chơi đăng ký tài khoản trên trang web, nạp tiền theo 9 mức từ 180.000₫ đến 99.000.000đ. Sau đó mua các gói đầu tư từ 180.000₫ đến 540.000đ để hưởng lãi suất từ 20 – 55% mỗi ngày. Một thời gian sau ĐT đánh sập hệ thống và chiếm đoạt tiền.

          KHUYẾN CÁO: Không tham gia vào các app kiếm tiền online

          10. Vay tiền qua app

           Mạo danh ngân hàng, nhân viên ngân hàng, công ty tài chính đăng tải thông tin hỗ trợ vay tiền trực tuyến, giải ngân nhanh trên mạng xã hội với thủ tục nhanh gọn, không cần chấp nhận tài sản.  Hướng dẫn người dùng truy cập vào trang web hoặc  ứng dụng điện thoại để làm thủ tục. Thông báo người dân cung cấp sai thông tin nên hệ thống báo lỗi không thể giải ngân. Đề nghị bị hại nộp các khoản tiền để làm thủ tục vay và dùng số tiền

          KHUYẾN CÁO: Không vay tiền trực tuyến từ các ứng dụng không rõ nguồn gốc.  Nếu có nhu cầu vay tiền thì liên hệ và đến trực tiếp ngân hàng, tổ chức tín dụng gần nhất để được hỗ trợ.Tuyệt đối không cung cấp OTP mã hóa cho người khác khi sử dụng hàng ngân khoản.

          11. Giả danh cán bộ Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, cơ quan nhà nước

          - Đối tượng thông báo bị hại liên quan đến vụ án đang điều tra, rồi nối máy đến đối tượng khác giả danh người của cơ quan tư pháp để khai thác thông tin cá nhân và tài khoản ngân hàng.

          - Đối tượng tự xưng là nhân viên bưu điện thông báo bị hại đang nợ tiền cước điện thoại hoặc có bưu phẩm lâu ngày không đến nhận.

          - Đối tượng thông báo bị hại thiếu nợ tiền ngân hàng do người khác lấy CMND đăng ký mở tài khoản ngân hàng.

          - Điện thoại thông báo có giao dịch chuyển tiền vào TK nhưng bị treo, yêu cầu cung cấp thông tin đăng nhập, mật khẩu và mã OTP để nhận tiền. Yêu cầu bị hại chuyển tiền vào tài khoản chỉ định để kiểm tra nguồn gốc rồi sẽ trả lại hoặc đe dọa nếu không chuyển tiền sẽ bắt tạm giam. Hướng dẫn bị hại tải phần mềm “Bộ Công an” giả mạo để cung cấp thông tin sau đó chiếm quyền sử dụng tài khoản.

          KHUYẾN CÁO: Cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án không yêu cầu phải chuyển tiền vào tài khoản cá nhân vì bất cứ lý do gì. Mọi trường hợp đều làm việc tại trụ sở cơ quan nhà nước. Khi có số điện thoại lạ liên lạc, thông báo có liên quan đến tội phạm và yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc chuyển tiền, thì tuyệt đối không chuyển tiền, thông báo cho người thân trong gia đình và nhanh chóng trình báo với cơ quan công an gần nhất để kịp thời phối hợp xử lý. Không cung cấp thông tin cá nhân cho người không quen biết, yêu cầu được làm việc trực tiếp.”

Người dân cần nâng cao cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội

        Đặc biệt, người dân không cung cấp số điện thoại riêng, số tài khoản, thẻ tín dụng, thông tin cá nhân cho bất kỳ ai; không tiết lộ mã pin, mật khẩu cá nhân qua mạng. Tuyệt đối không chuyển tiền dưới bất cứ hình thức nào khi chưa nắm rõ thông tin về đối tượng, tài sản, đồ vật mình cần giao dịch hoặc nghi vấn đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản (nếu đã chuyển tiền thì phải báo ngay cho ngân hàng phong tỏa số tiền đã chuyển). Nên báo ngay cho cơ quan công an phường Hà Lầm khi phát hiện các đối tượng, vụ việc có dấu hiệu lừa đảo để xử lý kịp thời.

Đồng chí: Phan Doãn Phong - Trưởng Công An phường; SĐT liên hệ:  0904343412

                                                                                                                                     Hoàng Phượng

Thời tiết

Tỷ giá ngoại tệ
Thống kê truy cập
Đang online 147